TRÀ NGŨ DIỆP SÂM
Thành phần:
Ngũ diệp sâm (五葉蔘) hay còn gọi là Giảo cổ lam (tiếng Trung: 絞股藍), Cổ yếm, Thư tràng năm lá, dây lõa hùng, trường sinh thảo hoặc thất diệp đảm (七葉膽), với danh pháp khoa học là Gynostemma pentaphyllum thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Thành phần hóa học chính là flavonoit và saponin. Số sapoin của ngũ diệp sâm nhiều gấp 3 - 4 lần so với nhân sâm. Trong đó, một số có cấu trúc hoá học giống như cấu trúc có trong nhân sâm (ginsenozit). Ngoài ra giảo cổ lam còn chứa các vitamin và các chất khoáng như selen, kẽm, sắt, mangan, phốtpho...
Ngũ diệp sâm là cây thuốc đã được dùng theo y học cổ truyền Trung Quốc. Người Trung Quốc từ lâu xem cây này như thuốc trường sinh, bởi lẽ người dân ở tỉnh Quý Châu uống trà ngũ diệp sâm thường xuyên thì sống rất thọ. Cây này còn được gọi là nhân sâm phương Nam hay nhân sâm 5 lá, mặc dù thực tế loài này không có họ hàng gì với nhân sâm đích thực. Cây này cũng được dùng ở Nhật Bản với tên Amachazuru, ở Hàn Quốc với tên gọi Dungkulcha và nhiều nước khác.
Từ xa xưa, Ngũ diệp sâm đã được ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú” quyển hạ vào năm 1639 của Trung Quốc như sau: Ngũ diệp sâm được các vua chúa Trung Quốc sử dụng để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, làm đẹp. Đặc biệt, hoàng đế Tần Thủy Hoàng ưu ái loài cây này tới mức sử dụng nó hàng ngày và đặt tên là “Trường sinh thảo”.
Đến năm 1976, khi nghiên cứu một bộ lạc có tuổi thọ bình quân là 98 sống trên vùng núi cao, người Nhật Bản đã tình cờ phát hiện ra người dân nơi đây đã dùng Ngũ Diệp Sâm chế biến thành trà uống hàng ngày, để tăng cường sức khỏe. Người dân Nhật gọi Ngũ Diệp Sâm là Phúc âm thảo.
Hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam đã ghi nhận tác dụng của Ngũ Diệp Sâm có chứa hơn 100 hoạt chất saponin có cấu trúc tương tự nhóm dammaran trong nhân sâm. Những hoạt chất này có tác dụng giúp giảm cholesterol toàn phần, giảm triglycerid, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa ở động mạch, ổn định đường huyết và huyết áp…
Giá:
Liên Hệ
Đặt hàng